Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Là một người có niềm đam mê mãnh liệt với việc làm bánh, chúng tôi biết rõ tầm quan trọng của việc mua sắm những dụng cụ phù hợp để có chiếc bánh ưng ý nhất. Khuôn nướng bánh là vật dụng không thể thiếu trong bất kỳ công thức làm bánh nào. Nhưng việc lựa chọn giữa quá nhiều kiểu dáng, kích thước, chất liệu khuôn bánh có trên thị trường có thể sẽ làm bạn bối rối. Và tôi ở đây để chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của mình về khuôn bánh (baking pan) để giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu của mình. 

5 loại khuôn bánh (baking pan) phổ biến 

Mỗi loại khuôn đều có công dụng, ưu điểm và nhược điểm riêng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 5 loại khuôn phổ biến nhất là: Khuôn nhôm, khuôn silicone, khuôn thép không gỉ, khuôn chống dính và khuôn nướng bánh dùng một lần nhé! 

Khuôn làm bánh bằng nhôm 

Khuôn nhôm nổi tiếng với độ bền cao và khả năng phân bố nhiệt đồng đều. Hai ưu điểm này giúp chúng được sử dụng rộng rãi trong việc nướng bánh ngọt. Thêm vào đó, khuôn bánh bằng nhôm cũng có trọng lượng nhẹ, dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng. Tuy nhiên, chúng không phù hợp với những thực phẩm có tính axit vì loại thực phẩm này có thể gây phản ứng với nguyên liệu làm khuôn bánh và ám mùi kim loại vào sản phẩm. 

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Khuôn làm bánh bằng nhôm

Khuôn nướng bánh ngọt bằng silicone

Chúng tôi chắc chắn rằng đây là loại khuôn được tất cả thợ làm bánh trên thế giới yêu thích nhờ tính linh hoạt và chống dính tối ưu. Khuôn silicone rất dễ làm sạch và an toàn với máy rửa chén. Chúng cũng tồn tại một số khuyết điểm là không phù hợp để nướng bánh ở nhiệt độ cao và khó xử lý khi đổ bột vào.

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Khuôn silicone

Khuôn nướng bánh bằng thép không gỉ

Khuôn thép không gỉ khá bền, nhưng lại không cung cấp nhiệt lượng đều như các loại khuôn nhôm. Chúng khá nặng, khó cầm nhưng được sử dụng nhiều trong các công thức bánh mì hoa cúc, bánh mì gối, bánh mì hokkaido,...

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Khuôn thép không gỉ

Khuôn bánh chống dính 

Các loại khuôn chống dính được tráng một lớp vật liệu đặc biệt giúp ngăn thức ăn dính vào bề mặt khuôn. Chúng dễ dàng làm sạch và chỉ cần ít, thậm chí là không cần phết dầu hoặc bơ trước khi nướng. Tuy nhiên khuôn nướng không dính có thể bị mòn theo thời gian và không thích hợp với những món bánh nướng ở nhiệt độ cao. 

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Khuôn chống dính

Khuôn nướng dùng một lần 

Loại khuôn này rất phù hợp khi nướng một số lượng lớn bánh cho các bữa tiệc. Ta không cần không gian để cất giữ chúng sau khi sử dụng xong. Tuy nhiên, loại khuôn không thể tái sử dụng không thân thiện với môi trường. 

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Khuôn nướng dùng một lần

Hình dạng, kích thước của các loại khuôn nướng bánh

Khuôn làm bánh rất đa dạng về kích thước, hình dáng. Từ những chiếc khuôn hình tròn, chữ nhật đến hình vuông, cũng có những loại được thiết đặc biệt để nướng bánh mì. 

Khuôn làm bánh hình tròn 

Khuôn tròn thường được dùng cho công thức bánh ngọt (cake) và pie. Chúng có nhiều kích thước khác nhau, từ 6 - 12 inch và được áp dụng cho các món bánh có nhiều lớp xếp chồng lên nhau hoặc bánh chỉ có một lớp như sponge cake hay bánh bông lan. 

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Khuôn tròn nướng bánh bông lan 

Khuôn nướng bánh hình chữ nhật 

Đây là loại khuôn linh hoạt cho nhiều công thức nấu ăn khác nhau, không giới hạn ở việc nướng bánh. Các món casserole hay lasagna cũng có thể nướng trên loại khay này. Chúng thường có kích thước 9x13 inch.

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Khuôn hình chữ nhật

Khuôn làm bánh hình vuông 

Khuôn nướng bánh hình vuông lý tưởng để nướng brownies và cookies. Hai kích thước phổ biến là 8x8 inch và 9x9 inch. Ngoài ra chúng cũng được dùng cho nhiều loại bánh nhỏ khác. 

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Khuôn hình vuông

Khuôn bánh mì 

Loại khuôn này thường dùng để nướng bánh mì (bread) và pound cake. Chúng thường có kích thước 8x4 inch hoặc 9x5 inch và được làm từ nhôm hoặc vật liệu chống dính. 

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Khuôn nướng bánh mì

Khuôn nướng cho những loại bánh đặc biệt 

Các công thức bánh nướng khác nhau cần những loại khuôn khác nhau. Dưới đây là một số loại khuôn nướng dành cho các công thức nướng bánh đặc biệt. 

Khuôn nướng bánh mì 

Bánh mì thường được nướng trong những chiếc khuôn hình thang với đa dạng kích thước. Vật liệu làm khuôn bánh nên là nhôm hoặc gang đúc, bảo đảm độ chắc chắn và bánh bánh đều. 

Bánh ngọt (Cake)

Bánh ngọt có thể được nướng trong khuôn tròn, vuông hay chữ nhật tùy vào mong muốn của thợ bánh. Khuôn bánh ngọt cũng nên làm từ những vật liệu có độ dẫn nhiệt tốt, phân phối nhiệt đều như nhôm hay thép không gỉ. 

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Khuôn cupcake

Bánh quy (Cookie) 

Cookie có thể được nướng trên khay hoặc trong khuôn bánh quy chuyên dụng. Khuôn bánh quy nên được làm từ chất liệu chống dính hoặc silicone. 

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Khuôn bánh madeleine

Bánh Brownies

Khuôn bánh hình vuông hoặc chữ nhật thường được dùng để nướng brownies. Khuôn nướng bánh brownie nên được làm từ nhôm, thép không gỉ để bảo đảm khả năng dẫn nhiệt. 

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Khuôn nướng bánh brownies

Pizza 

Người ta thường dùng đá nướng hoặc các loại khuôn riêng biệt để nướng pizza. Để lớp đế pizza chín đều, vàng giòn thì nên chọn khuôn nướng bánh pizza được làm từ vật liệu chịu nhiệt cao như gang hoặc nhôm. 

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Khuôn nướng bánh pizza

Khuôn nướng có nắp đậy và công dụng của chúng

Với một số công thức nấu ăn hay làm bánh, loại khuôn có nắp đậy sẽ rất hữu ích. Khuôn nướng có nắp thường được sử dụng khi làm sandwich, các món casserole, món hầm và thịt nướng. Chiếc nắp giữ cho thức ăn luôn nóng và bảo quản thực phẩm tốt hơn. 

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Khay nướng bánh có nắp đậy

Cách vệ sinh khuôn nướng 

Làm sạch khuôn bánh sau khi sử dụng đúng cách sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng của chúng. 

Mỗi loại khuôn có một cách làm sạch riêng biệt tùy thuộc vào vật liệu của khuôn. 

Khuôn bánh chống dính 

Bạn nên dùng một miếng bọt biển mềm hoặc khăn để tránh gây trầy xướng bề mặt khuôn. Không nên dùng các chất tẩy mạnh hoặc bùi nhùi bằng thép vì chúng có thể làm hỏng lớp phủ chống dính. 

Khuôn nướng bằng thép không gỉ

Khuôn bằng thép không gỉ có thể được làm sạch bằng nước xà phòng ấm và một miếng bọt biển mềm hoặc khăn. Tránh sử dụng các chất tẩy mạnh, vì chúng có thể gây trầy xước bề mặt.

Khuôn nhôm

Nên dùng miếng bọt biển hoặc khăn mềm cùng với xà phòng hòa cùng nước ấm để vệ sinh khuôn nhôm. Không nên sử dụng các chất tẩy có chứa axit vì chúng có thể phản ứng với kim loại và gây ra sự thay đổi màu sắc của khuôn.

Cách chọn vật liệu khuôn nướng bánh phù hợp với nhu cầu của bạn

Vật liệu của khuôn nướng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món bánh của bạn. Dưới đây là một số yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn khuôn làm bánh. 

Độ dẫn nhiệt 

Nên chọn những chiếc khuôn có khả năng phân bố nhiệt đều để bánh chín một cách hoàn hảo. Những chiếc khuôn làm từ nhôm, thép carbon không gỉ được đánh giá cao trong việc dẫn truyền nhiệt.  

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Khuôn nhôm có độ dẫn nhiệt tốt

Độ bền

Là một thợ làm bánh chuyên nghiệp, tần suất sử dụng khuôn bánh của bạn sẽ rất cao. Hãy chọn một chiếc khuôn nướng có độ bền tối ưu để có thể sử dụng trong thời gian dài. 

Khả năng chống dính 

Dùng một chiếc khuôn nướng bánh chống dính tốt, bạn sẽ không phải sử dụng quá nhiều dầu hoặc bơ trong công thức làm bánh của mình. 

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Sử dụng khuôn chống dính, bạn sẽ không thêm quá nhiều dầu hoặc bơ

Tính tương tác/ phản ứng với nguyên liệu khác 

Một số vật liệu làm khuôn có thể phản ứng với các thành phần trong công thức làm bánh, tạo nên hương vị lạ sau khi bánh hoàn thành. Ví dụ, những mẫu khuôn nhôm có tính phản ứng cao, khi tiếp xúc với thành phần có chứa axit trong bánh sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm ảnh hưởng đến hương vị của bánh. Vì thế, hãy chọn những loại khuôn làm bánh không xảy ra hiện tượng trên, ví dụ: sử dụng khuôn bằng thép không gỉ cho các công thức bánh có vị chua (như công thức bánh dứa Đài Loan, bánh Trung Thu,..)

“Baking pan” và “Baking tin” có thực sự giống nhau?

Hai thuật ngữ này, đều được gọi chung là “khuôn nướng bánh”. Baking pan và baking tin có thể được sử dụng để thay thế cho nhau, nhưng khi xem xét kỹ lưỡng thì giữa chúng có một số điểm khác biệt. 

  • Baking pan là khuôn nướng có hình chữ nhật hoặc vuông, đáy phẳng, làm từ kim loại, gốm sứ hoặc thủy tinh. Tính ứng dụng của khay nướng này khá cao, từ chế biến các món casserole, rau củ nướng đến các món tráng miệng như brownies hay bánh ngọt. Baking pan cũng khá đa dạng về kích cỡ và hình dạng. Từ những chiếc khuôn chữ nhật nguyên bản đến những chiếc khuôn được thiết kế đặc biệt để nướng muffin. 
  • Baking tin thì thường được làm từ kim loại với các mặt bên cao từ 1-2 inch và đáy có thể tháo rời. Chúng thường được dùng để nướng bánh mì hoặc bánh gato, nên cũng được gọi với cái tên khuôn nướng bánh mì hay khuôn nướng bánh gato

Các phụ kiện đi kèm với khuôn nướng bánh 

Để trải nghiệm làm bánh của bạn trở nên thú vị hơn, bạn có thể chuẩn bị thêm một số phụ kiện đi kèm với khuôn làm bánh như: khay/giá hong bánh (cooling rack), thảm nhào bột chống dính (baking mat) hay giấy nến (parchment paper).

Giá để nguội 

Đây là phụ kiện hữu ích khi bạn vừa lấy bánh ra khỏi lò. Khuôn bánh lúc này sẽ rất nóng và bạn cần một nơi để những chiếc bánh mới nướng nguội hoàn toàn trước khi làm những bước tiếp theo hoặc mang đi bảo quản. 

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Giá để bánh

Thảm nhào bột chống chính 

Tấm lót silicon giúp bạn dễ dàng nhào bột, cán bột hay phân chia bột khi làm bánh. Một số loại thảm nhào bột còn có các vạch phân chia chiều dài, đường kính giúp bạn dễ dàng định lượng. Ngoài ra, cũng có một vài loại thảm silicon chống dính, có chia ô nhỏ, thường được dùng thay cho giấy nến khi nướng bánh Macaron. 

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Thảm nhào bột

Giấy nến 

Chúng cũng được gọi với tên khác là giấy sáp. Loại giấy này được tráng một lớp silicon chống dính, chịu được nhiệt độ lên đến 250°C, vì vậy bạn có thể thoải mái sử dụng chúng trong lò nướng mà không phải lo lắng về chất lượng bánh. Với các loại bánh nướng dùng đến khuôn và cần chống dính, người ta thường cắt giấy nến bọc quanh thành khuôn hoặc lót giấy nến dưới đáy khuôn. Ngoài ra, một số loại bánh lạnh như mousse, cheese cake, tiramisu nếu khuôn bánh làm từ vật liệu không có khả năng chống dính, bạn cũng nên lót một lớp giấy sáp xung quanh thành khuôn. 

Những Lưu Ý Khi Chọn Khuôn Nướng Bánh

Lót một lớp giấy nến dưới đáy khuôn trước khi nướng bánh để hạn chế bánh bị dính

Những câu hỏi thường gặp về khuôn làm bánh 

Loại khuôn nướng bánh nào tốt nhất?

Tùy thuộc vào công thức làm bánh mà bạn có thể chọn loại khuôn có hình dạng, kích thước phù hợp. Lưu ý là nên chọn những loại khuôn có độ dẫn nhiệt tốt, phân bố nhiệt đồng đều (chẳng hạn như khuôn nhôm) để bảo đảm chất lượng của thành phẩm. 

Nên nướng bánh ở nhiệt độ bao nhiêu?

Nhiệt độ chuẩn để nướng bánh là khoảng 177℃. Tuy nhiên một số công thức cho những loại bánh đặc biệt có yêu cầu về nhiệt độ cao hoặc thấp hơn. Khi sử dụng khuôn làm bánh làm bằng kim loại màu đen, ta cần giảm nhiệt độ nướng xuống còn 163℃.

Có cần bôi trơn khuôn chống dính trước khi nướng bánh không?

Những chiếc khuôn này được phủ một lớp vật liệu lên bề mặt kim loại để bánh không bị dính vào khuôn, vì thế bạn không cần bôi dầu hay bơ lên khuôn trước khi nướng. Thay vào đó, hãy phết một lớp dầu mỏng lên vỏ bánh trước khi nướng để tránh bất kỳ sự cố nào. 

Nếu lớp phủ chống dính bị tróc khỏi khuôn thì có nên tiếp tục sử dụng không?

Nếu lớp phủ chống dính bị bong tróc hoặc bong gỉ thì bạn nên ngừng sử dụng và thay thế chiếc nồi đó bằng một chiếc mới. Việc sử dụng những chiếc khuôn với lớp phủ chống dính bị hỏng có thể không an toàn cho sức khỏe của bạn, vì các vật liệu có thể bị trộn lẫn với thực phẩm bạn đang nấu. Ngoài ra, lớp phủ bị hỏng cũng có thể làm cho thức ăn bị dính và cháy.

Kết luận 

Để đảm bảo chất lượng bánh, không gì quan trọng bằng việc chọn một loại khuôn nướng bánh phù hợp. Hãy lưu ý về hình dạng, kích thước cũng như vật liệu của khuôn để chọn được loại phù hợp. Và cũng đừng quên trang bị thêm những phụ kiện khi cần nhé! Hi vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích khi chọn mua khuôn làm bánh nướng cho mình. Nếu bạn cần thêm thông tin về các loại nguyên liệu làm bánh, thiết bị nhà bếp,..hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé! 

Previous Next