Hương Vị Truyền Thống: Bánh Trung Thu Cho Mùa Lễ Hội

Hương Vị Truyền Thống: Bánh Trung Thu Cho Mùa Lễ Hội

, by Thao Lam, 22 min reading time

Khi ánh trăng tỏa sáng trong đêm rằm tháng 8 cũng là thời điểm lý tưởng để thưởng thức bánh Trung Thu (Mooncake). Món ăn có nguồn gốc Trung Quốc này là một phần không thể thiếu trong mỗi dịp Tết trông trăng. Hương vị của nó được mọi người trên khắp thế giới yêu thích. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa bạn đi qua lịch sử nhân loại, khám phá các loại mooncake khác nhau, công thức để làm nên các hương vị đặc biệt của loại bánh này cũng như cách làm bánh Trung Thu tại nhà, cách bảo quản chúng để sử dụng trong bất cứ dịp nào. 

Giới thiệu về bánh Trung Thu 

Mooncake là một loại bánh truyền thống của Trung Quốc thường được thưởng thức vào dịp Tết Trung Thu, rơi vào ngày 15 của tháng 8 âm lịch (thường là vào tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch). Những chiếc bánh tròn này tượng trưng cho sự đoàn viên, hài hòa và may mắn, thường được tặng làm quà cho bạn bè và gia đình.

Bánh có lớp vỏ mỏng mịn, phần nhân được sáng tạo với nhiều hương vị từ nhân ngọt đến mặn như hạt sen, đậu đỏ hay lòng đỏ trứng muối. Chúng thường được trang trí với các hoa văn tinh xảo trên bề mặt, có thể được tạo hình bằng khuôn bánh Trung Thu hoặc khuôn ép.

Các loại bánh Trung Thu phổ biến 

Qua hàng trăm năm, các thợ làm bánh đã sáng tạo không ngừng để cho ra những loại bánh moon cake mới lạ, hấp dẫn nhất. Có 3 loại bánh Trung Thu được nhiều người yêu thích nhất, bao gồm:

Bánh Trung Thu truyền thống (Traditional Mooncake)

Loại bánh này thường có phần nhân ngọt được làm từ các loại hạt như hạt sen, đậu đen hoặc hỗn hợp các loại hạt khác và có trứng muối ở giữa. Bề mặt bánh được in các hoa văn độc đáo, phức tạp. 

Hương Vị Truyền Thống: Bánh Trung Thu Cho Mùa Lễ Hội

Bánh Trung Thu truyền thống có lớp vỏ được in hoa văn độc đáo

Bánh Trung Thu dẻo (Snowskin Mooncake)

Một số nơi gọi đây là bánh dẻo lạnh, bánh dẻo tuyết hoặc bánh Trung Thu vỏ lạnh. Tương truyền, loại bánh dẻo này được các thợ làm bánh người Hong Kong cho ra đời đầu tiên vào những năm 1960 (cũng có một số tài liệu khác cho rằng chúng xuất phát từ Singapore). Bánh Trung Thu dẻo được cho là một phiên bản hiện đại, sáng tạo từ bánh truyền thống. Vỏ bánh được làm từ bột nếp, bột gạo và tinh bột mì, thường có màu trắng, có kết cấu gần giống như bánh mochi. Phần nhân có thể kết hợp thêm kem, sữa, đậu đỏ, mè đen hay cả những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng. Đặc biệt, loại bánh dẻo này không cần nướng, ngon hơn khi dùng lạnh. Vì các nguyên liệu làm bánh đều có nguồn gốc thực vật, nên bánh Trung Thu dẻo cũng phù hợp cho những ai ăn chay. 

Hương Vị Truyền Thống: Bánh Trung Thu Cho Mùa Lễ Hội

Bánh Trung Thu nhân dẻo được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc thực vật

Bánh Trung Thu ngũ vị (Five Kernel Moon Cakes)

Loại bánh này cũng được biết đến với cái tên: bánh Trung Thu ngũ nhân. Đây là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai thích những chiếc bánh có bị ngọt vừa phải, mềm, không quá khô, không gây ngán. Sự kết hợp của các loại hạt thơm ngon, bổ dưỡng làm nên sự đặc biệt cho loại bánh Trung Thu này. Khi thưởng thức bánh, bạn sẽ được dẫn dắt qua tầng tầng lớp lớp những hương vị độc đáo, từ hạt hạnh nhân, óc chó đến hạt mè, hạt bí tạo nên một trải nghiệm khó quên. 

Hương Vị Truyền Thống: Bánh Trung Thu Cho Mùa Lễ Hội

Bánh Trung Thu ngũ vị với phần nhân là sự kết hợp của các loại hạt

Những loại nhân bánh Trung Thu được yêu thích nhất 

Mỗi loại nhân bánh Trung Thu hấp dẫn thực khách bằng kết cấu độc đáo, hương vị đặc trưng riêng. Trong vô vàn công thức làm nhân moon cake, những loại nhân bánh được yêu thích nhất là:

  • Nhân hạt sen: hạt sen sau khi xay nhuyễn, được sên cùng đường và dầu để tạo nên hỗn hợp nhân bánh vừa ngọt, vừa thơm bùi vị hạt sen. Có thể kết hợp nhân hạt sen cùng vỏ bánh Trung Thu truyền thống hoặc vỏ bánh dẻo với hương vị tùy thích. 
  • Nhân đậu đỏ: loại nhân ngọt này được làm từ đậu đỏ nghiền, kết hợp cùng đường cát và một ít dầu với tỷ lệ hoàn hảo để lớp nhân không quá khô để thành phẩm không bị nứt, rạn vỏ. Lớp nhân đậu đỏ mịn màng, màu sắc bắt mắt, vị ngọt đậm đà kết hợp cùng vỏ bánh giòn tan tạo ra một chiếc bánh Trung Thu tròn vị. 
Hương Vị Truyền Thống: Bánh Trung Thu Cho Mùa Lễ Hội

Bánh Trung Thu nhân đậu đỏ là một trong những hương vị truyền thống được yêu thích nhất

  • Nhân bánh với các loại hạt kết hợp: hỗn hợp hạt sen, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt thông, hạt mè,...sẽ tạo ra kết cấu giòn, đa dạng. Từ hạt sen nhẹ nhàng, mát mẻ đến hạnh nhân thơm bùi, béo ngậy. Bánh Trung Thu với các loại hạt kết hợp thích hợp với tất cả mọi người, dù bạn là người ăn chay. 
  • Nhân lòng đỏ trứng muối: loại bánh này mang hương vị đặc trưng của lòng đỏ trứng muối mằn mặn, beo béo, phảng phất hương thơm của đậu xanh (hoặc hạt sen). Nhiều người thường trộn trứng muối chung với hạt đậu xanh xay nhuyễn rồi làm phần nhân bánh, một số khác lại thích đặt lòng đỏ trứng nguyên vẹn giữa bánh, xung quanh bao bọc bởi lớp đậu xanh mịn màng và vỏ bánh mỏng, giòn hấp dẫn. 

Nguyên liệu và dụng cụ để làm bánh Trung Thu 

Nếu muốn làm bánh Trung Thu tại nhà, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu cơ bản sau: bột mì, đường, dầu ăn, nước để làm phần vỏ bánh. Nhân bánh tùy theo mong muốn, khẩu vị mà bạn có thể chọn nguyên liệu phù hợp như: đậu xanh, hạt sen, hạt dưa, hạt bí, trứng muối…

Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị thêm một số dụng cụ như cây cán bột, cọ quét dầu và khuôn để tạo hình cho bánh. 

Hướng dẫn chi tiết từng bước để làm bánh Trung Thu 

Làm phần nhân bánh 

Tùy thuộc vào hương vị mong muốn mà bạn chuẩn bị nguyên liệu phù hợp để làm nhân bánh Trung Thu. Ở công thức này, chúng tôi chọn làm bánh Trung Thu đậu xanh. Cách làm nhân bánh như sau:

  • Đậu xanh rửa sạch, ngâm cùng nước nóng trong 2 -3 tiếng, sau đó đãi sạch vỏ còn sót lại rồi cho vào nồi luộc.
  • Sau khi đậu chín, cho chúng vào máy xay sinh tố cùng với đường cát và xay mịn.
  • Đổ hỗn hợp trên vào chảo chống dính, sên trên lửa nhỏ. Khi thấy hỗn hợp bắt đầu sệt lại thì cho từng ít dầu ăn vào, đảo đều cho đến khi hỗn hợp không còn bị dính tay nữa. 
  • Tiếp tục cho bột bánh dẻo vào trộn đều cho đến khi các nguyên liệu hòa quyện cùng nhau. 
  • Tắt bếp, đợi phần nhân đậu xanh nguội thì chia thành từng phần nhỏ vừa với kích thước của bánh rồi vo tròn. 
Hương Vị Truyền Thống: Bánh Trung Thu Cho Mùa Lễ Hội

Chia đậu xanh thành những phần bằng nhau rồi vo tròn

Làm phần vỏ bánh

Như đã chia sẻ ở trên, có hai loại vỏ bánh Trung Thu phổ biến: vỏ bánh truyền thống và vỏ bánh dẻo. Đối với vỏ bánh dẻo, chúng ta có thể dùng ngay mà không cần nướng. Ở công thức này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm vỏ bánh Trung Thu truyền thống. 

Nguyên liệu cần có

  • 160g nước đường bánh nướng
  • 30g dầu đậu phộng hoặc dầu ăn thông thường
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 10g  (khoảng 2 thìa cà phê đầy) bơ đậu phộng

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Rây bột vào âu.
  • Bước 2: Dùng thìa vét bột, tạo một lỗ trống ở giữa âu. Cho lần lượt các nguyên liệu còn lại vào phần trống này.
  • Bước 3: Dùng thìa khuấy đều nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc từ phần lỏng ở giữa ra ngoài, để hòa quyện tất cả các nguyên liệu.
  • Bước 4: Khuấy các nguyên liệu với nhau cho hòa tan hoàn toàn. Sau đó, dùng tay nhào bột nhẹ nhàng tạo thành một khối mịn dẻo. Bột mới trộn xong sẽ mềm và hơi ướt, nhưng khi được ủ thì bột sẽ ráo hơn. Nếu bột bị khô, không mịn dẻo, thì bạn có thể cho thêm dầu ăn hoặc nước đường để làm mềm.
  • Bước 5: Dùng nilon bọc thực phẩm bọc kín khối bột trên lại. Cho bột nghỉ 30-45 phút.
Hương Vị Truyền Thống: Bánh Trung Thu Cho Mùa Lễ Hội

Làm vỏ bánh Trung Thu

Bọc nhân 

Một chiếc bánh cơ bản thường có tỷ lệ vỏ, nhân bằng nhau và quan trọng là nhân phải được đặt ở giữa vỏ bánh. 

Bạn chia phần bột làm vỏ bánh thành những phần ưng ý (bằng với trọng lượng của một viên nhân đậu xanh), cán dẹt chúng trên thảm silicone hoặc thớt, sau đó đặt viên nhân đậu xanh đã được vo tròn vào chính giữa rồi bọc lớp vỏ lại. 

Hương Vị Truyền Thống: Bánh Trung Thu Cho Mùa Lễ Hội

Bọc nhân bánh Trung Thu

Đóng bánh/tạo hình cho bánh

Với những chiếc khuôn đã chuẩn bị sẵn, bạn cho phần bánh đã vo vào khuôn, đóng bánh thật chặt tay để tạo hình cho bánh và giúp phần nhân và vỏ kết chặt vào nhau. 

Nướng bánh

Chuẩn bị khay nướng có lót sẵn giấy nến. Chuẩn bị một hỗn hợp gồm:

  • ¼ lòng trắng trứng gà
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 1 muỗng cà phê sữa tươi 
  • 1 muỗng cà phê dầu mè
  • 5ml rượu mai quế lộ 

Sau đó lọc hỗn hợp qua rây (có thể thực hiện 2-3 lần) để chúng thật mịn, rồi dùng cọ phết hỗn hợp trên lên mặt bánh. 

Làm nóng lò ở 220 trong 15 phút trước khi nướng bánh. 

Đối với bánh Trung Thu, chúng ta sẽ nướng 3 lần:

  • Lần nướng 1: Nướng ở 210℃ khoảng 15 phút. Đến khi bánh đục thì nhấc bánh ra phun sương lên bánh và để chúng nghỉ trong 2 giờ để bánh nguội. 
  • Lần nướng 2: Nướng bánh trong vòng 10 phút ở 180℃. Sau đó, bạn lấy bánh ra, tiếp tục phun sương và để nguội khoảng 1 giờ, rồi quét lại lớp hỗn hợp như lần 1.
  • Lần nướng cuối cùng: Nướng bánh ở 170℃ trong vòng 8 - 10 phút là hoàn thành.
Hương Vị Truyền Thống: Bánh Trung Thu Cho Mùa Lễ Hội

Phết thêm dầu sau mỗi lần nướng bánh

Lựa chọn khuôn tạo hình cho bánh Trung Thu phù hợp 

Một chiếc khuôn bánh phù hợp sẽ giúp bạn tạo ra các họa tiết như ý trên bánh Trung Thu cho dù chúng có phức tạp đến đâu. Có rất nhiều loại chất liệu khuôn khác nhau từ khuôn bánh Trung Thu bằng gỗ, khuôn nhựa hay kim loại. Tùy theo sở thích cá nhân mà bạn có thể lựa chọn loại khuôn với họa tiết, hoa văn phù hợp. 

Ý tưởng trang trí bánh Trung Thu 

Ngoài cách sử dụng những hoa văn có sẵn trên khuôn ép để tạo họa tiết trên vỏ bánh Trung Thu, chúng ta cũng có thể trang trí bánh với những họa tiết hoa lá để chiếc bánh thêm hấp dẫn và hiện đại. Cách trang trí phổ biến là người ta sẽ dùng các nguyên liệu tương tự khi làm bánh Trung Thu để tạo hình bông hoa, chiếc lá bằng khuôn silicon bên ngoài với màu sắc yêu thích sau đó gắn lên bánh để trang trí. 

Hương Vị Truyền Thống: Bánh Trung Thu Cho Mùa Lễ Hội

Trang trí bánh Trung Thu với họa tiết hoa nổi

Biến thể độc đáo của bánh Trung Thu truyền thống: Bánh Trung Thu thạch jelly và bánh Trung Thu nhân lòng đỏ trứng muối

Bạn có muốn thử một điều gì đó khác biệt, chẳng hạn như tạo ra các loại nhân bánh Trung Thu tưởng chừng như không thể không? Nhân bánh Trung Thu với thạch jelly là một gợi ý tuyệt vời. Hãy thử tưởng tượng một chiếc bánh Trung Thu với lớp vỏ truyền thống như ẩn bên trong là phần nhân được làm từ thạch jelly (có thể là hương socola hay trái cây tùy thích). Hương vị truyền thống - hiện đại kết hợp chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ. 

Hương Vị Truyền Thống: Bánh Trung Thu Cho Mùa Lễ HộiBánh Trung Thu thạch jelly

Bánh Trung Thu nhân lòng đỏ trứng muối cũng là một biến thể thú vị khác. Công thức này chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng lại được đông đảo thực khách yêu thích. Sự kết hợp tinh tế giữa vị ngọt của vỏ bánh và vị mặn, béo béo từ lòng đỏ trứng muối mang đến một hương vị cực kỳ cuốn hút, khiến cho bất kỳ ai cũng muốn quay lại lần nữa. 

Hương Vị Truyền Thống: Bánh Trung Thu Cho Mùa Lễ Hội

Bánh Trung Thu nhân lòng đỏ trứng muối

Cách bảo quản, thời hạn sử dụng của bánh Trung Thu

Bánh Trung Thu được đặt trong hộp kín, để ở nhiệt độ phòng nên được dùng hết trong một tuần để bảo đảm chất lượng tốt nhất. Thời hạn sử dụng của bánh có thể lên đến một tháng nếu chúng được bảo quản trong tủ mát và lên đến ba tháng nếu được cất ở tủ đông. Trước khi thưởng thức bánh Trung Thu, nên cho chúng rã đông hẳn ở nhiệt độ phòng để cảm nhận được trọn vẹn hương vị của bánh. 

Hương vị của bánh Trung Thu 

Loại bánh đặc trưng của dịp rằm tháng 8 này có cấu trúc, hương vị đặc biệt. Một số người khi nếm thử chiếc bánh này lần đầu tiên có thể phải mất một chút thời gian để quen với nó. Bánh Trung Thu truyền thống có vỏ bánh dày và giòn với lớp nhân mặn hoặc ngọt, đôi khi là kết hợp cả hai. Chúng cũng có một vài biến thể khác với phần nhân làm từ trứng muối hoặc thạch rau câu. Những phiên bản hiện đại này chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm mới mẻ và thú vị. 

Bánh Trung Thu thường xuất hiện trong dịp nào?

Người ta thường dùng loại bánh này để làm quà tặng nhau trong dịp Tết Trung Thu. Trong lễ cưới, tiệc sinh nhật hay các dịp tết khác của người dân Trung Hoa, loại bánh này cũng xuất hiện. Bạn cũng có thể tự mua nguyên liệu, dụng cụ cần thiết và tự làm bánh Trung Thu tại nhà vào bất kỳ dịp nào mà bạn thích. 

Mua bánh Trung Thu ở đâu?

Dưới đây là những thương hiệu bánh Trung Thu lâu đời, nổi tiếng tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo 

Bánh Trung Thu Kinh Đô

Thương hiệu Kinh Đô gắn liền với những loại bánh Trung Thu truyền thống như bánh nướng, bánh dẻo, bánh trứng muối, bánh đậu xanh. Trải qua hơn 70 năm, mạng lưới các cửa hàng Kinh Đô đã trải dài trên khắp 63 tỉnh thành. Những năm gần đây, hãng cũng bổ sung thêm nhiều loại bánh Trung Thu hiện đại, cao cấp với nhân bào ngư, gà quay,..mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. 

Hương Vị Truyền Thống: Bánh Trung Thu Cho Mùa Lễ HộiBánh Trung Thu Kinh Đô

Bánh Trung Thu Bibica

Trong hơn 23 năm hình thành và phát triển, Bibica là cái tên quen thuộc của người tiêu dùng tại Việt Nam. Bibica sở hữu dây chuyền sản xuất bánh Trung Thu hiện đại, hãng cũng không ngừng nghiên cứu để cung ứng cho thị trường nhiều dòng sản phẩm bánh Trung Thu thơm ngon, hảo hạng, vừa thích hợp cho nhu cầu sử dụng tại nhà, vừa là món quà ý nghĩa dành tặng đối tác hay những người thân thương. 

Hương Vị Truyền Thống: Bánh Trung Thu Cho Mùa Lễ Hội

Gian hàng Bánh Trung Thu Bibica

Bánh Trung Thu Bảo Phương 

Đây là một cửa hàng có tuổi đời hơn 70 năm ở Hà Nội. Trong khi các thương hiệu bánh Trung Thu xuất hiện ngày một nhiều với những tên gọi mỹ miều, hương vị hiện đại thì Bảo Phương vẫn là lựa chọn của những người mê vị bánh Trung Thu truyền thống, cổ điển. Mỗi dịp Trung thu về, sẽ không khó để bắt gặp hàng dài người xếp hàng để mua những chiếc bánh Trung Thu thập cẩm, bánh Trung Thu dẻo mang thương hiệu Bảo Phương. Người ta yêu mến thương hiệu này không chỉ vì hương vị bánh gia truyền qua bao nhiêu năm không thay đổi mà còn vì muốn lưu giữ một nét hoài cổ của tết Trung Thu nơi thủ đô ngàn năm. 

Hương Vị Truyền Thống: Bánh Trung Thu Cho Mùa Lễ Hội

Bánh Trung Thu Bảo Phương 

Ngoài những thương hiệu chuyên sản xuất kể trên, hiện nay, các thương hiệu bánh ngọt cũng bổ sung bánh Trung Thu vào danh mục sản phẩm của mình trong dịp Tết Đoàn Viên này. Bạn có thể tìm đến một số cửa hàng của ABC Bakery, Givral, Savoure để chọn mua bánh Mooncake.

Kết luận 

Bánh Trung Thu là một loại bánh đa dạng hương vị, thơm ngon và còn là hiện thân của nét văn hóa lâu đời của người dân Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Qua những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về lịch sử của bánh, công thức làm bánh đơn giản và gợi ý địa chỉ uy tín để mua moon cakes.


© 2024 Lý Gia Viên, Power by Ly Gia Vien

    Login

    Forgot your password?

    Don't have an account yet?
    Create account