Whipping Cream Và Heavy Cream: Sự Khác Nhau Và Cách Làm Tại Nhà

Whipping Cream Và Heavy Cream: Sự Khác Nhau Và Cách Làm Tại Nhà

Nếu bạn đã từng thắc mắc về sự khác biệt giữa Whipping Cream và Heavy Cream cũng như cách làm Whipping Cream tại nhà, thì bài viết này dành cho bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm một công thức đánh kem đơn giản hay cách đặc biệt để trang trí cho cốc cà phê của mình thì ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm một số loại Whipping Cream có hương vị tuyệt vời ngay tại nhà.

Whipping Cream là gì?

Whipping Cream là một loại kem sữa béo hay kem bông tuyết được sử dụng làm topping cho các món tráng miệng hoặc đồ uống. Whipping Cream được làm từ kem béo heavy cream (loại kem có hàm lượng chất béo cao), sau đó đánh bông lên cho đến khi đạt yêu cầu. Nếu thực hiện theo công thức dưới đây, bạn sẽ có được hai cốc Whipping Cream.

Whipping Cream Và Heavy Cream: Sự Khác Nhau Cách Làm Tại Nhà

Whipping Cream thường được dùng làm topping cho nhiều món bánh, nước

    Sự khác nhau giữa Whipping Cream với Heavy Cream 

    Heavy Cream là gì?

    Đây là một chế phẩm từ sữa, còn được gọi là kem sữa béo. Heavy Cream thường được sử dụng trong việc làm bánh hay pha chế. Nó có kết cấu kem cứng, dễ giữ được form khi bắt bông và có độ sắc nét cao.

    Tương tự như các loại kem khác, Heavy Cream dễ tan chảy khi để ở nhiệt độ thường nên cần bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng tìm mua heavy cream ở các siêu thị hay tự tay làm.

    Những điểm khác nhau giữa Heavy Cream và Whipping Cream

    Sự khác biệt cơ bản giữa Heavy Cream và Whipping Cream là về hàm lượng chất béo và các thành phần phụ có bên trong.

    Heavy Cream: chứa 36- 40% là chất béo, nhờ có kết cấu chắc chắn nên heavy cream được sử thường được sử dụng để làm bánh kem, bắt bông bánh kem,..

    Whipping Cream: có hàm lượng chất béo từ 30- 36% và không chứa đường,Whipping Cream được sử dụng để làm topping cho nước uống hoặc món tráng miệng. 

    Ngoài ra, cả heavy cream và whipping cream đều có thể dùng để trang trí và giúp tăng vị béo cho các loại đồ uống như sữa lắc, đá xay,... tùy theo nhu cầu kết cấu kem mềm hay cứng mà người tiêu dùng sẽ chọn một trong hai loại chế phẩm từ sữa này.

    Lưu ý: Trước khi sửa dụng heavy cream nên chú ý quan sát hoặc ngửi xem chúng còn chất lượng và có bị hư hỏng hay không. Nếu kem có mùi hôi và màu khác lạ, kem có kết cấu dày hơn hay loãng hơn bình thường thì nên kiểm tra lại.

    Cách sử dụng Whipping Cream 

    Kem đã được đánh bông có thể dùng để phủ lên các món tráng miệng, cocktail, nước sốt và các món ăn khác. Whipping Cream xuất hiện trong nhiều loại đồ uống như trà sữa Đài Loan hay đồ uống có cồn như mojito. Nó cũng được dùng để trang trí các loại bánh su kem hoặc bánh nướng. 

    Whipping Cream rất dễ làm, bạn chỉ cần 3 loại nguyên liệu: Heavy Cream (với 35% chất béo), đường và vani (hoặc hương liệu khác). 

    Cách bảo quản Whipping Cream 

    Vì có kết cấu mềm nên Whipping Cream rất nhanh chảy, đặc biệt là khi để ở nhiệt độ phòng. Do đó, nên bảo quản loại nguyên liệu này trong tủ lạnh để bảo đảm tính thẩm mỹ cũng như hương vị. 

    Cách bảo quản Whipping Cream khi chưa mở hộp

    Whipping cream mua về nếu chưa cần sử dụng, bạn đừng nên mở nắp hộp ngay. Thay vào đó, bạn hãy đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho đến khi có dịp cần dùng đến.

    Cách bảo quản Whipping Cream phổ biến nhất khi đã mở nắp hộp

    • Bước 1: Sau khi sử dụng, bạn cần lau sạch kem dính trên miệng hộp, sau đó đậy kín nắp và bọc lại trong túi nilon. 
    • Bước 2: Cho hộp kem vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Thời gian bảo quản tối đa là 7 ngày. Nên dùng hết Whipping Cream trong thời gian này để bảo đảm về hương vị và thẩm mỹ.  

    Cách bảo quản Whipping Cream tự làm

    Sử dụng hộp kín và giữ lạnh Whipping Cream để chúng không bị đổi màu hay mất đi mùi vị. Nếu bạn không có hộp kín, có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc trực tiếp lên bề mặt của kem ( không để không khí lọt vào bên trong). Thời gian sử dụng tối đa là 1 tuần. 

    Lưu ý: Không bảo quản whipping cream trong ngăn đá tủ lạnh vì khi lấy ra, sản phẩm sẽ bị tách nước, rất khó để đánh bông như bình thường.

      Tự làm Whipping Cream tại nhà dễ dàng một cách ngạc nhiên

      Whipping Cream Và Heavy Cream: Sự Khác Nhau Cách Làm Tại Nhà

      Đánh bông Heavy Cream với một số nguyên liệu khác để thu được Whipping Cream

      Hiện tại, bạn có thể dễ dàng tìm được các loại Whipping Cream có sẵn ở siêu thị hay các cửa hàng. Nhưng tự làm loại topping này tại nhà cũng là một trải nghiệm thú vị rất đáng để thử. 

      Theo cách truyền thống, người ta thường chế biến Whipping Cream bằng cách vắt sữa bò và đem ủ trong 24h để sữa lên men và nổi một lớp váng sữa chứa hàm lượng chất béo cao - đó là Whipping Cream. Tuy nhiên, cách này không thể áp dụng rộng rãi vì chỉ những trang trại nuôi bò mới có thể sở hữu nguồn sữa tươi mới để làm. 

      Với các công thức đơn giản cùng những nguyên liệu dễ tìm kiếm mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự làm Whipping Cream tại nhà. 

      Công thức 1: Làm Whipping Cream từ Heavy Cream

      Nguyên liệu cần có
      • ½ cốc kem béo heavy cream
      • 1 muỗng cà phê vani ( hoặc hương liệu khác)

      Cách bước thực hiện

      Cho 2 nguyên liệu trên vào một bát lớn, sử dụng máy trộn cầm tay đánh bông chúng ở tốc độ trung bình cho đến khi thu được lớp kem mềm. Không nên đánh kỹ quá, vì chúng sẽ đông cứng lại như bơ hoặc bạn có thể sử dụng bình làm kem có bán tại Lý Gia Viên hoặc các cửa hàng cung cấp dụng cụ và nguyên liệu làm bánh và pha chế. Thành phẩm thu được có thể sử dụng ngay hoặc bảo quản trong hộp kín ở tủ lạnh có thể dùng được đến 3 ngày. 

      Công thức 2: Làm Whipping Cream từ sữa và bơ nhạt 

      Nguyên liệu cần có

      • 180 ml sữa tươi nguyên chất
      • 110 g bơ nhạt (bơ không muối)

      Các bước thực hiện

      • Cho sữa tươi và bơ vào nồi và đun trên lửa vừa
      • Đến khi bơ chảy hết và tan vào sữa và tắt bếp (không cần đun sôi)
      • Cho hỗn hợp này vào âu rồi dùng máy đánh trứng đánh với tốc độ cao nhất để hỗn hợp bông lên. Chỉ cần đánh đến khi thấy kem bắt đầu hơi bông cứng lại và tạo thành những đường gợn nhẹ là được
      • Cho hỗn hợp đã đánh bông vào tủ lạnh ít nhất 24 giờ, sau đó có thể lấy ra sử dụng theo nhu cầu của bạn. 

      Công thức 3: Làm Whipping Cream từ nước cốt dừa

      Nguyên liệu cần có

      1 hộp nước cốt dừa không tách béo

      Các bước thực hiện

      • Đặt hộp nước cốt dừa trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm để tách nước dừa và chất béo. Bạn không nên đẩy nhanh bước này bằng cách cho nước cốt dừa vào ngăn đá vì khi đó nước cốt dừa sẽ đông đá và không thể tách được.
      • Sau khi để qua đêm, bạn hãy mở hộp nước cốt dừa và lấy phần kem béo ở phía trên cho vào thau đã được làm mát trong tủ lạnh khoảng 15-20 phút.
      • Phần nước dừa còn lại ở đáy hộp thì có thể dùng trực tiếp hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để chế biến các món ăn khác.
      • Dùng máy đánh trứng ánh phần kem béo của nước cốt dừa ở mức cao nhất cho đến khi kem tạo chóp cứng là đã đạt.

      Công thức 4: Làm Whipping Cream không cần máy đánh trứng

      Nguyên liệu cần có

      • 250 ml sữa tươi nguyên chất
      • 30 g đường cát
      • 5 ml tinh chất vani

      Các bước thực hiện 

      • Cho lần lượt sữa tươi, đường và tinh chất vanilla vào lọ, đậy nắp thật chặt và lắc đều trong khoảng 3-5 phút.
      • Mở nắp lọ ra kiểm tra độ bông của kem tươi tới mức vừa ý hay chưa. Nếu chưa thì bạn có thể lắc thêm vài phút.
      • Cuối cùng, cho kem tươi vừa hoàn thành lên món bánh mà bạn yêu thích và thưởng thức hương vị hấp dẫn của món ăn.

      Kết luận

      Whipping Cream rất đơn giản và tăng thêm sự thơm ngon cho nhiều món tráng miệng. Mặc dù có nhiều loại kem khác nhau nhưng chúng tôi khuyên bạn sử dụng kem béo heavy cream bởi vì nó có hàm lượng chất béo cao và cho ra thành phẩm có chất lượng tốt nhất. Nếu bạn không tìm thấy loại heavy cream đúng chuẩn nào thì cũng có thể thay thế bằng loại heavy cream thông thường hơn. Heavy cream thông thường sẽ cho ít thể tích kem thành phẩm hơn nhưng nó vẫn có thể được sử dụng trong công thức này. 

      Previous Next