Trà Sữa Và Xu Hướng Phát Triển
, by Thao ngo, 18 min reading time
, by Thao ngo, 18 min reading time
Trà sữa đã và đang chiếm được sức hút ở các thị trường mới nổi do sự phổ biến của nó, hơn nữa, sự gia tăng tiêu thụ trà sữa ở thế hệ trẻ đã thúc đẩy tăng trưởng thị trường trà. Bạn đã bao giờ đi ngang qua một cửa hàng trà sữa và nhận thấy đám đông người trẻ đang xếp hàng bên ngoài? Đã đến lúc cần khám phá điều gì khiến món đồ uống này lại trở nên phổ biến đối với hầu hết nhiều người như vậy.
Đài Loan là một trong những quốc gia sản xuất trà nổi tiếng trên thế giới, người dân ở đó thường xuyên đến quán trà cũng như người Việt Nam thường xuyên đến các quán cà phê. Trà sữa ra đời ở Đài Loan vào những năm 1980. Cuộc cách mạng bắt đầu khi ông Liu Han-Chieh, chủ cửa hàng Chun Shui Tang nghĩ ra một phương pháp sáng tạo là pha và lắc trà với sữa và đá. Sau đó thức uống này được tăng cường thêm hương vị trái cây và trân châu làm từ bột sắn (trà sữa trân châu), đánh dấu sự thành công của cửa hàng Chun Shui Tang và bắt đầu một cuộc hành trình từ Đông sang Tây, trở thành một loại thức uống được yêu thích trên toàn cầu.
Quán trà sữa Chui Sang Tan - nơi mở đầu cho phong trào trà sữa lan rộng trên toàn thế giới ngày nay
Mặc dù trà sữa chỉ là một phần nhỏ trong ngành công nghiệp đồ uống, nhưng tốc độ phát triển và sự nổi tiếng lâu dài của nó vẫn thật sự rất ấn tượng. Trên trang Line Today, Krishnendu Ray, phó giáo sư nghiên cứu thực phẩm tại Đại học New York, đã chỉ ra một số lý do khiến món đồ uống này trở nên nổi tiếng: Trà, sữa, đá là những nguyên liệu quen thuộc tưởng chừng như không thể kết hợp với nhau nhưng lại rất lạ và ngon, giá cả không quá cao so với các loại đồ uống khác và nó xuất hiện đúng vào thời điểm các bạn trẻ muốn thử thêm nhiều thứ mới lạ.
Theo nguyên liệu cơ bản, nó được chia thành trà đen, trà xanh, trà ô long và trà trắng. Trên cơ sở hương vị sẽ phân loại thành hương vị nguyên bản, hương vị cà phê, hương vị trái cây, hương vị sô cô la, và các loại khác. Theo thành phần, nó bao gồm hương vị, kem, chất tạo ngọt, chất lỏng, trân châu bột sắn, và các loại khác. Theo phân bố khu vực thì trà sữa phổ biến trên khắp Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương.
Theo phân tích thị trường trà sữa (2019-2027), dựa trên nguyên liệu cơ bản, phân khúc trà đen tạo ra doanh thu tối đa trong năm 2019 và dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng này trong suốt giai đoạn dự báo. Tuy nhiên, phân khúc trà xanh dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ cao nhất, nhờ vào sự tăng trưởng của số lượng người tiêu dùng có ý thức về sức khỏe trên toàn thế giới.
Dựa trên cơ sở hương vị thì hương vị trái cây là phân khúc nổi bật nhất, chiếm thị phần cao nhất trong thị trường trà sữa trân châu, trong năm 2019. Điều này có thể là do sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng đối với đồ uống có lợi cho sức khỏe và hương vị thơm ngon hơn. Tuy nhiên, phân khúc hương vị socola dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng cao nhất, do mức độ phổ biến của nó ở tất cả các nhóm tuổi và sự gia tăng nhận thức về lợi ích sức khỏe của socola trong người tiêu dùng.
Dựa trên dự báo thị trường trà sữa, thành phần chất lỏng là phân khúc nổi bật nhất, chiếm thị phần cao nhất, có thể là do mức độ phổ biến của các loại siro nhiều hương vị khác nhau được kết hợp khi pha chế trà sữa. Tuy nhiên, phân khúc chất làm ngọt dự kiến sẽ chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất, do nhu cầu về đồ uống ngọt trên toàn cầu tăng.
Theo khu vực, Bắc Mỹ là thị trường khu vực nổi bật nhất trong năm 2019. Điều này có thể là do sự gia tăng nhận thức về lối sống lành mạnh và mức độ chấp nhận đồ uống lành mạnh của người dùng có ý thức về sức khỏe ngày càng cao. Hơn nữa, chi tiêu cao hơn của người tiêu dùng đối với đồ uống có lợi cho sức khỏe làm tăng thêm sự phổ biến của thị trường trà sữa. Tuy nhiên, châu Âu dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ cao nhất trong suốt giai đoạn dự báo (2019-2027), do mức độ quảng cáo rầm rộ, sự nhận biết về trà sữa và mức độ tiêu thụ ngày càng tăng.
Sự ra đời của nhiều hương vị cùng với sự pha trộn mới khác nhau và nhu cầu cao của dân số trẻ đối với nhiều loại trà được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội sinh lợi cho việc mở rộng thị trường. Tuy nhiên, lượng đường dư thừa trong các loại đồ uống này dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và xu hướng tiêu thụ cà phê được cho là sẽ hạn chế sự tăng trưởng của thị trường. Ngoài ra, do sự hiện diện của chất bảo quản nhân tạo trong trà sữa mà người tiêu dùng đang thay đổi sở thích của họ đối với đồ uống hữu cơ, điều này sẽ cản trở sự phát triển của thị trường trà sữa toàn cầu.
Các công ty lớn đang hoạt động trong thị trường trà sữa toàn cầu là Bubble Tea Supply Inc., ChaTime, CoCo Fresh, Quick, Kung Fu Tea, BobaLoca, Happylemon, Share Tea, T Bun International, Fanale Drinks, Grand Chainly và Huey-Yuhe Enterprise .
Trà sữa (hoặc trà sữa trân châu) đã du nhập vào Việt Nam cách đây 20 năm khi giới trẻ đang tìm kiếm những địa điểm bình dân, hợp túi tiền để gặp gỡ, hẹn hò và trò chuyện tán gẫu.
Ban đầu, những ly trà sữa đầu tiên chỉ thường thấy ở những xe bán hàng rong, hoặc những quán đường phố, vỉa hè, không có thương hiệu nổi bật, cho đến khi trà sữa Đài Loan thâm nhập và tạo nên làn sóng phát triển mạnh mẽ. Các quán trà sữa kiểu Đài Loan cung cấp các món pha chế từ trà sữa lạnh với trái cây, thạch và bột sắn (thường được gọi là trà trân châu) đang rất thịnh hành ở Việt Nam. Giờ đây, nếu đến thăm Việt Nam, bạn sẽ thấy hàng loạt những thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng như trà sữa Gong Cha, trà sữa Pomcha, trà sữa Bobabop, trà sữa Alley, hay trà sữa Koi Thé, ngoài ra còn có những thương hiệu trà sữa Việt Nam như trà sữa Phúc Long, trà sữa Tocotoco có mặt ở khắp mọi nơi trên những con phố, nhất là Sài Gòn và Hà Nội. Các quán trà sữa ngày càng đa dạng và không ngừng nâng cao chất lượng, khách hàng có thể nhâm nhi đồ uống trong không gian đầy đủ tiện nghi với máy lạnh, âm nhạc, bàn ghế, vật dụng, tất cả được trang trí rất bắt mắt và thu hút người dùng. Đối với những ai muốn học tập hoặc làm việc, có những quán trà sữa được thiết kế với không gian yên tĩnh hơn. Các cửa hàng trà sữa ngày càng tập trung vào chất lượng đồ uống, dịch vụ, không gian, trà sữa với topping đa dạng, nhiều thương hiệu trà nhập khẩu cao cấp và nổi tiếng trên thế giới, khách hàng sẽ có đa dạng sự lựa chọn vì vậy giá cả cũng trở nên đắt đỏ hơn trước.
Chuỗi cửa hàng trà sữa không phải là một xu hướng mới, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 2002 nhưng đã phát triển mạnh mẽ trong hơn một thập kỷ trở lại đây. Trà sữa không chỉ là thức uống phổ biến của giới trẻ, nó cũng đang trở nên phổ biến với mọi người ở mọi lứa tuổi và tầng lớp xã hội. Tuy không mọc lên như nấm nhưng do nhu cầu thị trường thấp hơn, chuỗi cửa hàng trà sữa vẫn được coi là hình thức kinh doanh tiềm năng trong lĩnh vực F&B, đơn cử có trà sữa Koi, trà sữa Phê La, trà sữa Alley, ... Xu hướng các công ty F&B nhảy vào cuộc và giành giật miếng bánh sẽ luôn diễn ra, dù là trà sữa, cà phê hay món tráng miệng. Theo các chuyên gia nhận định rằng ngành hàng trà sữa vẫn còn nhiều dư địa để phát triển tại thị trường nội địa do lĩnh vực F&B của Việt Nam đang ghi nhận mức tăng trưởng ổn định trong vài năm qua và dự báo khả quan trong những năm tới. Thế hệ trẻ của đất nước (từ 15 đến 34 tuổi), chiếm hơn 36% tổng dân số, là nơi thị trường trà sữa có nhiều tiềm năng.
Mặc dù được yêu thích cuồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng không phải lúc nào các thương hiệu trà sữa cũng thành công do có sự cạnh tranh gay gắt. Các thương hiệu trà sữa khác nhau hiện đang cố gắng tạo dựng vị thế của mình bằng cách đầu tư vào các cửa hàng với thiết kế hấp dẫn và đồ uống chất lượng. Trong khi cửa hàng Ding Tea và Gong Cha được thiết kế theo phong cách hiện đại với màu đen làm chủ đạo thì cửa hàng Chatime hướng đến sự thoải mái cho khách hàng và lấy màu tím làm chủ đạo. Trà sữa có thể là một phần yêu thích của văn hóa Đông Á, nhưng với sự cạnh tranh khốc liệt, có vẻ như việc nghiên cứu thị trường cần được chú trọng đúng mức nếu một thương hiệu muốn phát triển mạnh.
Thiết kế với màu đen làm chủ đạo của thương hiệu trà sữa Gongcha mang đến cảm giác hiện đại
Thương hiệu trà sữa Chatime thiên về tông tím nhẹ nhàng ấm cúng
Mặt khác, sự bùng nổ của các thương hiệu trà sữa cũng đặt ra câu hỏi về tuổi thọ của nó trên thị trường trước sự ra đi của một số chuỗi cà phê trong những năm gần đây. Những thương hiệu có xu hướng bền vững, phát triển lâu dài là những thương hiệu có sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời, nhất quán cùng với mức giá hợp lý. Một số thương hiệu mới, nổi lên trong một thời gian ngắn và vụt tắt sau đó, đa phần là do họ không tập trung vào chất lượng trà sữa và chất lượng dịch vụ, vì vậy người tiêu dùng nhanh chóng xác định được thương hiệu nào tốt và họ có quyền lựa chọn. Một số thương hiệu F&B không thể tồn tại trong thị trường bán lẻ Việt Nam không phải vì họ không đủ mạnh để mở rộng mà vì họ không phát triển sản phẩm của mình phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng địa phương.
Một khó khăn khác, đó là việc nhượng quyền trên thị trường trà sữa, nhất là đối với những thương hiệu đến từ Đài Loan, thường có những chính sách khác biệt so với các thương hiệu nhượng quyền truyền thống khác từ châu Âu.
Nguyên liệu làm trà sữa trân châu
Dụng cụ để pha chế trà sữa
Cách làm trân châu: Bạn rây phần bột năng và bột ca cao vào cùng một tô sạch, cho nước nóng từ từ vào trộn đều tay để tạo một hỗn hợp dẻo mịn, không quá khô hay quá nhão. Bạn để yên cho hỗn hợp bột nguội hẳn, dùng tay thoa đều bột áo, nhồi nặn, vo bột thành những hạt trân châu nhỏ. Sau đó cho tất cả số trân châu bạn có vào nồi nấu trong khoảng 3 phút. Trong thời gian đó, bạn hãy cho khoảng 500 gr đường cát trắng hòa với 700ml nước nóng, khuấy đều cho cho đến khi đường tan hết, nước đường có độ sóng sánh, màu hơi ngả vàng nhẹ là được, tắt bếp và cho ra tô chứa. Khi trân châu chín, bạn vớt ra, vẩy ráo nước và cho vào tô nước đường đã chuẩn bị bên trên.
Pha chế trà sữa: Trước khi pha trà sữa, đầu tiên bạn cần chuẩn bị một bình trà, đun sôi nước đổ vào bình và cho trà vào ngâm, lưu ý trà nên hơi đặc một chút để khi pha với sữa thì ly trà sữa không bị mất đi hương vị tự nhiên của trà. Sau đó lọc lấy cốt trà khuấy đều cùng sữa đặc (hoặc bạn có thể dùng sữa tươi), để nguội hẳn rồi cho vào bình thành trà sữa đóng chai, bảo quản trong tủ lạnh. Khi uống, bạn cho phần trà sữa và đá viên vào bình lắc, đậy nắp và lắc đều tay trong khoảng 30 giây. Cuối cùng hãy đổ trà sữa ra ly, cho trân châu vào, cắm ống hút và thưởng thức ly trà sữa thơm ngon tại nhà.
Một ly trà sữa đúng vị phải đảm bảo được độ đậm vừa phải, thơm mát của trà cùng trân châu dai dai, giòn giòn điểm thêm một chút ngọt ngào của đường
Bài viết trên đây nhằm mang đến cho người dùng một cách nhìn tổng quan hơn về xu hướng phát triển của thị trường trà sữa Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra, còn có thêm những hướng dẫn cơ bản để bạn có thể tự làm cho mình những ly trà sữa homemade chất lượng. Để tăng thêm tính sáng tạo và sự mới mẻ, bạn có thể tham khảo thêm những sản phẩm siro Torani với nhiều hương vị khác nhau để kết hợp cùng trà sữa như bên dưới: